vi+84 83 878 1919
·
info@vlic.vn
Thứ 2 - Thứ 7 08:00-17:30
·
vi+84 83 878 1919
·
info@vlic.vn
Thứ 2 - Thứ 7 08:00-17:30
·
Quality
Highest Priority
Service
Diversity of Services
Customer
Always Be The Centric
Nhận Ngay Tư Vấn

Điều kiện, thủ tục cần biết mới nhất khi kinh doanh Spa

Kinh doanh spa là một hoạt động diễn ra ngày càng phổ biến theo nhu cầu của con người hiện đại. Tuy nhiên hiện tại pháp luật Việt Nam không có định nghĩa cụ thể thể nào là ngành, nghề kinh doanh spa, đây là rào cản khá lớn cho người dân cũng như doanh nghiệp khi muốn tiếp cận và thực hiện loại hình dịch vụ này. Bài viết sau đây sẽ làm rõ các vấn đề pháp lý liên quan đến kinh doanh spa nhằm giúp những đối tượng muốn kinh doanh trong lĩnh vực này có thể nắm được các thông tin cần thiết.

Ảnh minh hoạ

1. Cơ sở pháp lý về kinh doanh spa:

– Luật Doanh nghiệp 2020

– Quyết định 27/2018/QĐ-TTg

– Nghị định 109/2016/NĐ-CP

– Nghị định 155/2018/NĐ-CP

– Nghị định 96/2016/NĐ-CP

– Nghị định 01/2021/NĐ-CP

– Nghị định 136/2020/NĐ-CP

2. Kinh doanh spa là gì?

Để làm rõ câu hỏi rằng “kinh doanh spa là gì?” thì đầu tiên cần hiểu “kinh doanh” theo luật định chính là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả công đoạn của quá trình từ đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận (căn cứ theo Khoản 21 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020).

Spa trong thực tế không phải là một thuật ngữ được định nghĩa rõ ràng bởi pháp luật Việt Nam. Do đó, chỉ có thể đưa ra cách hiểu đại khái và thông dụng rằng spa là một lĩnh vực kinh doanh nhằm phục vụ nhu cầu làm đẹp cũng như chăm sóc sắc đẹp và sức khỏe nói chung. Và kinh doanh spa chính là việc cung cấp dịch vụ các hoạt động làm đẹp, chăm sóc sắc đẹp nói chung. Kinh doanh spa là hoạt động kinh doanh mà luật bắt buộc phải đăng ký, cụ thể hơn, theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành hệ thống ngành nghề kinh doanh thì các mã ngành đăng ký kinh doanh liên quan đến dịch vụ chăm sóc sắc đẹp và sức khỏe (Spa) bao gồm:

– Nhóm dịch vụ tắm hơi, massage và các dịch vụ tăng cường sức khoẻ tương tự (trừ hoạt động thể thao):

+ Dịch vụ tắm hơi, massage, tắm nắng, thẩm mỹ không dùng phẫu thuật (đánh mỡ bụng, làm thon thả thân hình…);

– Nhóm cắt tóc, làm đầu, gội đầu:

+ Cắt tóc, gội đầu, uốn, sấy, nhuộm tóc, duỗi thẳng, ép tóc và các dịch vụ làm tóc khác phục vụ cả nam và nữ; phun thêu thẩm mỹ chân mày, mắt môi;

+ Cắt, tỉa và cạo râu;

+ Massage mặt, làm móng chân, móng tay, trang điểm …

+ Loại trừ: Làm tóc giả được phân vào nhóm 32900 (Sản xuất khác chưa được phân vào đâu).

3. Điều kiện kinh doanh spa:

Đối với các điều kiện chung về thành lập, góp vốn, đăng ký kinh doanh, đặt tên doanh nghiệp, trụ sở, người đại diện … sẽ được thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp hiện hành và các văn bản khác có liên quan quy định.

Đối với điều kiện đặc thù, trước đây, kinh doanh spa với các dịch vụ như massage hay thẩm mỹ (thực hiện các hoạt động xăm, phun, thêu trên da, không sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm) kể trên là hoạt động kinh doanh có điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị, nhân sự và thủ tục gửi văn bản thông báo đủ điều kiện hoạt động của cơ sở (Điều 37, 38 Nghị định 109/2016/NĐ-CP). Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, điều kiện liên quan đến các hoạt động này đã được chính phủ bãi bỏ thông qua Nghị định 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý quản lý nhà nước của Bộ Y tế. Vì vậy, để kinh doanh spa, không cần bắt buộc phải đáp ứng các điều kiện nêu trên.

Tuy vậy, cá nhân tổ chức kinh doanh spa có cung cấp dịch vụ xoa bóp vẫn phải đáp ứng được yêu cầu về an ninh trật tự do Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định. Ngoài ra, cơ sở kinh doanh dịch vụ xoa bóp còn có trách nhiệm chung được áp dụng đối với các ngành, nghề và trách nhiệm cụ thể đối với ngành nghề của mình. Trong đó, Điều 25 quy định về trách nhiệm chung và Điều 30 quy định trực tiếp các điều kiện mà cơ sở kinh doanh dịch vụ xoa bóp có trách nhiệm phải đáp ứng:

– Bố trí nơi cất giữ, bảo quản an toàn tư trang, tài sản của khách.

– Bố trí phòng nam riêng và nữ riêng khi thực hiện dịch vụ xoa bóp.

Như vậy khi cơ sở kinh doanh spa có cung cấp dịch vụ xoa bóp thì bắt buộc phải tuân thủ các quy định chung khi tiến hành kinh doanh và quy định về điều kiện an ninh, trật tự. Nếu không cung cấp dịch vụ xoa bóp thì chỉ cần đáp ứng điều kiện chung khi tiến hành kinh doanh được áp dụng cho mọi trường hợp.

4. Thủ tục hành chính liên quan đến kinh doanh spa:

4.1. Đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh

Cá nhân, tổ chức tiến hành thành lập doanh nghiệp theo các quy định theo Luật Doanh nghiệp 2020 và theo Nghị định số 01/2021/NĐ-CP.

Xem thêm TTHC:

 Đăng ký thành lập công ty TNHH một thành viên

– Đăng ký thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên

– Đăng ký thành lập công ty cổ phần

– Đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân

– Đăng ký thành lập hộ kinh doanh

4.2. Cấp phép đủ điều kiện an ninh, trật tự (đối với dịch vụ xoa bóp):

Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự được quy định chi tiết tại Điều 19, 23 Nghị định 96/2016/NĐ-CP.

Xem thêm TTHC:

– Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự

– Cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự 

5. Một số lưu ý khi kinh doanh spa

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, một vài vấn đề sau cần lưu ý:

(1) Luôn duy trì các điều kiện để đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy theo quy định tại Nghị định 136/2020/NĐ-CP;

(2) Duy trì, đảm bảo các điều kiện liên quan đến an ninh, trật tự theo như Giấy chứng nhận đã đăng ký và theo quy định tại Nghị định 96/2016/NĐ-CP.

Có thể bạn quan tâm:

Đặc điểm công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo luật doanh nghiệp 2020

Công ty cổ phần là gì? Một số đặc điểm của Công ty cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020

So sánh công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần theo luật doanh nghiệp 2020

Nguồn: https://bachkhoaluat.vn/cam-nang/15917/dieu-kien-thu-tuc-can-biet-moi-nhat-khi-kinh-doanh-spa

Related Posts

Leave a Reply