vi+84 83 878 1919
·
info@vlic.vn
Thứ 2 - Thứ 7 08:00-17:30
·
vi+84 83 878 1919
·
info@vlic.vn
Thứ 2 - Thứ 7 08:00-17:30
·
Quality
Highest Priority
Service
Diversity of Services
Customer
Always Be The Centric
Nhận Ngay Tư Vấn

Điều kiện, thủ tục cấp Giấy phép lao động cho người nước ngoài mới nhất

Thị trường lao động tại Việt Nam ngày càng nhộn nhịp với đa dạng ngành, nghề, lĩnh vực cần đến các nguồn lao động không chỉ trong mà còn thu hút thêm nhiều nguồn lao động quốc tế. Để làm việc hợp pháp tại Việt Nam, người lao động nước ngoài cần phải có giấy phép lao động. Điều kiện và thủ tục xin Giấy phép lao động được quy định một cách rõ ràng và cụ thể. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu về việc xin Giấy phép lao động cho người nước ngoài khi làm việc tại Việt Nam nhé.

Ảnh minh hoạ

1. Căn cứ pháp lý liên quan đến cấp Giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài

– Bộ luật Lao động 2019;

– Nghị định 152/2020/NĐ-CP về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam;

– Nghị định 12/2022/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

2. Giấy phép lao động là gì?

Pháp luật hiện hành không có quy định về khái niệm Giấy phép lao động, tuy nhiên ta có thể hiểu Giấy phép lao động là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam khi đáp ứng một số điều kiện theo quy định của pháp luật. Người lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động được coi là làm việc hợp pháp, được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong quan hệ lao động tại Việt Nam.

3. Đối tượng được cấp Giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 2 Nghị định 152/2020/NĐ-CP, những người lao động nước ngoài vào tại Việt Nam theo các mục đích sau đây được xin cấp Giấy phép lao động:

a) Thực hiện hợp đồng lao động;

b) Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp;

c) Thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế;

d) Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng;

đ) Chào bán dịch vụ;

e) Làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;

g) Tình nguyện viên;

h) Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại;

i) Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật;

k) Tham gia thực hiện các gói thầu, dự án tại Việt Nam;

l) Thân nhân thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam được phép làm việc tại Việt Nam theo quy định tại điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

4. Điều kiện cấp Giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài

Căn cứ Khoản 1 Điều 151 Bộ luật Lao động 2019 quy định về điều kiện cấp Giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài bao gồm:

– Đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

– Có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc; có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

– Không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật Việt Nam.

5. Trình tự thủ tục xin cấp Giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài

Trước khi nộp hồ sơ xin cấp Giấy phép lao động cho người nước ngoài, doanh nghiệp sử dụng lao động nước ngoài có trách nhiệm xin văn bản chấp thuận về việc sử dụng lao động nước ngoài tại Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Xem thủ tục:

– Báo cáo giải trình nhu cầu, thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài (cấp tỉnh)

– Báo cáo giải trình nhu cầu, thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài (cấp trung ương)

Sau khi có văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài, người lao động nước ngoài hoặc người sử dụng lao động thực hiện thủ tục cấp giấy phép lao động như sau:

Xem thủ tục:

– Thủ tục cấp Giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam (cấp tỉnh)

– Thủ tục cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam (cấp trung ương)

6. Một số vấn đề cần lưu ý liên quan về giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài

– Thứ nhất, Theo điều 155 Bộ luật Lao động 2019, thời hạn của Giấy phép lao động tối đa là 02 năm (cấp theo thời hạn của một trong các trường hợp được quy định chi tiết tại Điều 10 Nghị định 152/2020/NĐ-CP), trường hợp gia hạn thì chỉ được gia hạn một lần với thời hạn tối đa là 02 năm.

– Thứ hai, theo Điều 12 Nghị định 152/2020/NĐ-CP các trường hợp cấp lại Giấy phép lao động khi Giấy phép lao động còn thời hạn bị mất, bị hỏng; hay thay đổi họ và tên, quốc tịch, số hộ chiếu, địa điểm làm việc ghi trong Giấy phép lao động còn thời hạn.

Xem thủ tục chi tiết tại đây:

Cấp lại giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam (cấp tỉnh)

Cấp lại giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam (cấp trung ương)

– Thứ ba, một số trường hợp lao động người nước ngoài vào Việt Nam không cần Giấy phép lao động được quy định rõ tại Điều 154 Bộ luật Lao động 2019 và Điều 7 Nghị định 152/2020/NĐ-CP.

– Thứ tư, trường hợp sử dụng lao động nước ngoài không có giấy phép, cả người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài đều bị xử phạt. Phạt tiền đối với các trường hợp có hành vi sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà không có Giấy phép lao động hoặc không có giấy xác nhận không thuộc diện cấp Giấy phép lao động hoặc sử dụng người lao động nước ngoài có Giấy phép lao động đã hết hạn hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động đã hết hiệu lực theo quy định tại Khoản 3,4,5 Điều 32 Nghị định 12/2022/NĐ-CP. Cụ thể:

Người lao động nước ngoài:

+ Phạt từ 15 – 25 triệu đồng;

+ Buộc xuất cảnh hoặc trục xuất khỏi Việt Nam.

Người sử dụng lao động nước ngoài:

+ Phạt 30 – 45 triệu đồng: Nếu sử dụng từ 01 – 10 người nước ngoài không có giấy phép lao động;

+ Phạt 45 – 60 triệu đồng: Nếu sử dụng từ 11 – 20 người nước ngoài không có giấy phép lao động;

+ Phạt 60 – 75 triệu đồng: Nếu sử dụng từ 21 người nước ngoài trở lên không có giấy phép lao động.

Có thể bạn quan tâm:

– Trường hợp lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động.

 Trình tự thu hồi giấy phép lao động?

– Giấy phép lao động hết hiệu lực khi nào?

Nguồn: https://bachkhoaluat.vn/cam-nang/18828/dieu-kien-thu-tuc-cap-giay-phep-lao-dong-cho-nguoi-nuoc-ngoai-moi-nhat

Related Posts

Leave a Reply