vi+84 83 878 1919
·
info@vlic.vn
Thứ 2 - Thứ 7 08:00-17:30
·
vi+84 83 878 1919
·
info@vlic.vn
Thứ 2 - Thứ 7 08:00-17:30
·
Quality
Highest Priority
Service
Diversity of Services
Customer
Always Be The Centric
Nhận Ngay Tư Vấn

Điều kiện, thủ tục trở lại quốc tịch Việt Nam

Trong nhiều trường hợp, liệu một người đã bị mất quốc tịch Việt Nam hoặc bị tước quốc tịch Việt Nam… muốn được trở lại quốc tịch Việt Nam có được không? Điều kiện, thủ tục trở lại quốc tịch Việt Nam là gì? Bài viết dưới đây sẽ làm rõ vấn đề này.

A picture containing text, businesscard, vector graphics

Description automatically generated
(Ảnh minh họa)

1. Khái niệm trở lại quốc tịch Việt Nam

Có thể hiểu, trở lại quốc tịch Việt Nam là việc một người đã mất quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 26 Luật Quốc tịch Việt Nam sửa đổi 2014 có nguyện vọng xin trở lại quốc tịch Việt Nam.

2. Quy định pháp luật liên quan

– Luật quốc tịch việt nam 2008

– Luật Quốc tịch Việt Nam sửa đổi 2014;

– Nghị định 16/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam.

3. Điều kiện để trở lại quốc tịch Việt Nam

Theo quy định tại Điều 23 Luật quốc tịch việt nam 2008  một người muốn được trở lại quốc tịch Việt Nam thì phải đáp ứng các điều kiện sau:

– Thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Xin hồi hương về Việt Nam;

+ Có vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ là công dân Việt Nam;

+ Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;

+ Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

+ Thực hiện đầu tư tại Việt Nam;

+ Đã thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài, nhưng không được nhập quốc tịch nước ngoài.

– Việc trở lại quốc tịch Việt Nam không được làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.

– Trường hợp người bị tước quốc tịch Việt Nam xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì phải sau ít nhất 5 năm, kể từ ngày bị tước quốc tịch mới được xem xét cho trở lại quốc tịch Việt Nam.

4. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc trở lại quốc tịch Việt Nam theo Điều 25 Luật quốc tịch việt nam 2008 bao gồm:

– Sở Tư pháp Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi cư trú của người nộp đơn nếu cư trú trong nước;

– Cơ quan đại diện Việt Nam ở các nước sở tại;

– Bộ Tư pháp;

–  Chủ tịch nước.

5. Thủ tục để trở lại quốc tịch Việt Nam

Trình tự, thủ tục nộp hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam được thực hiện theo Điều 25 Luật quốc tịch việt nam 2008.

Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam nếu cư trú ở trong nước thì nộp hồ sơ cho Sở Tư pháp nơi cư trú, nếu cư trú ở nước ngoài thì nộp hồ sơ cho cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại.

Xem thêm:

– Thủ tục trở lại quốc tịch Việt Nam ở nước ngoài;

– Thủ tục trở lại quốc tịch việt nam ở trong nước

6. Lưu ý khi yêu cầu trở lại quốc tịch Việt Nam

– Người được trở lại quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài. Tuy nhiên, trong những trường hợp đặc biệt khi được Chủ tịch nước cho phép thì vẫn được giữ lại quốc tịch nước ngoài, cụ thể:

+ Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;

+ Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;

+ Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

– Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam phải lấy lại tên gọi Việt Nam trước đây, tên gọi này phải được ghi rõ trong Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam.

Xem thêm: Quốc tịch là gì, điều kiện và thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam.

Bách Khoa Luật

Nguồn: https://bachkhoaluat.vn/cam-nang/9523/dieu-kien-thu-tuc-tro-lai-quoc-tich-viet-nam

Related Posts

Leave a Reply