vi+84 83 878 1919
·
info@vlic.vn
Thứ 2 - Thứ 7 08:00-17:30
·
vi+84 83 878 1919
·
info@vlic.vn
Thứ 2 - Thứ 7 08:00-17:30
·
Quality
Highest Priority
Service
Diversity of Services
Customer
Always Be The Centric
Nhận Ngay Tư Vấn

Thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Hiện nay, nền ẩm thực ngày càng phát triển nên càng có nhiều doanh nghiệp lựa chọn dịch vụ ăn uống để tiến hành kinh doanh. Từ đó mà vấn đề an toàn thực phẩm được đặt ra với những tiêu chuẩn nghiêm ngặt để đảm bảo cho sức khoẻ con người. An toàn thực phẩm hay vệ sinh an toàn thực phẩm là một chuẩn mực chung nhất định mà các cơ quan có thẩm quyền yêu cầu sự tuân thủ tuyệt đối từ các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ăn uống. Để được tiến hành kinh doanh dịch vụ này cần có Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm. Vậy đối tượng cũng như thủ tục cấp Giấy chứng nhận này như thế nào? Hãy cũng chúng tôi theo dõi bài viết này để làm rõ vấn đề này theo quy định của pháp luật hiện hành.

Ảnh minh hoạ

1. An toàn thực phẩm là gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định về định nghĩa an toàn thực phẩm như sau:

“An toàn thực phẩm là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.”

2. Quy định pháp luật liên quan đến An toàn thực phẩm

– Luật An toàn thực phẩm 2010.

– Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 về hướng dẫn Luật An toàn thực phẩm.

– Thông tư 43/2018/TT-BCT ngày 15/11/2018 về quản lý an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm của Bộ Công thương.

– Thông tư 13/2020/TT-BCT ngày 18/06/2020 về sửa đổi quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công thương.

– Nghị định 17/2020/NĐ-CP ngày 05/02/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ công thương.

3. Nguyên tắc quản lý an toàn thực phẩm

Theo quy định tại Điều 3 Luật An toàn thực phẩm 2010 về những nguyên tắc quản lý an toàn thực phẩm như sau:

– Bảo đảm an toàn thực phẩm là trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

– Sản xuất, kinh doanh thực phẩm là hoạt động có điều kiện; tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải chịu trách nhiệm về an toàn đối với thực phẩm do mình sản xuất, kinh doanh.

– Quản lý an toàn thực phẩm phải trên cơ sở quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, quy định do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành và tiêu chuẩn do tổ chức, cá nhân sản xuất công bố áp dụng.

– Quản lý an toàn thực phẩm phải được thực hiện trong suốt quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên cơ sở phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm.

– Quản lý an toàn thực phẩm phải bảo đảm phân công, phân cấp rõ ràng và phối hợp liên ngành.

– Quản lý an toàn thực phẩm phải đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội.

4. Đối tượng được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Đối tượng được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được quy định tại Điều 34 Luật An toàn thực phẩm 2010 như sau:

Cơ sở được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi có đủ các điều kiện sau đây:

– Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định tại Chương IV của Luật này.

– Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Theo đó, điều kiện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm phải đáp ứng hai điều kiện trên. Riêng đối với các cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phải tuân thủ các yêu cầu quy định tại Điều 28 Nghị định 15/2018/NĐ-CP.

5. Hồ sơ, trình tự thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

5.1 Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

– Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

– Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;

– Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.

Theo đó tùy theo ngành nghề hoạt động kinh doanh thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan nhà nước mà thành phần hồ sơ yêu cầu thêm các điều kiện khác nhau.

5.2 Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 36 Luật An toàn thực phẩm 2010.

Xem thêm TTHC:

Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm thuộc thẩm quyền Bộ Y tế

Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm do Bộ Công Thương thực hiện

Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm do Sở Công Thương thực hiện

Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh

6. Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Theo quy định tại Điều 37 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định về thời hạn của Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm như sau:

– Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có hiệu lực trong thời gian 03 năm.

– Trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp lại được thực hiện theo quy định tại Điều 36 của Luật này.

7. Các vấn đề lưu ý

Một là, Cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Các cơ sở sau đây không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:

a) Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;

b) Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;

c) Sơ chế nhỏ lẻ;

d) Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;

đ) Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;

e) Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;

g) Nhà hàng trong khách sạn;

h) Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;

i) Kinh doanh thức ăn đường phố;

k) Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.

Hai là, Trong quá trình hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần lưu ý tuân thủ các quy định, điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy định pháp luật, tránh những trường hợp vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 115/2018/NĐ-CP và Nghị định 124/2021/NĐ-CP

Có thể bạn quan tâm:

Xử lý triệt để các sản phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm

Bếp ăn trường mầm non có cần Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm không?

Hoàn thiện chế tài xử lý vi phạm lĩnh vực y tế, an toàn thực phẩm

Nguồn: https://bachkhoaluat.vn/cam-nang/14263/thu-tuc-cap-giay-chung-nhan-co-so-du-dieu-kien-an-toan-thuc-pham

Related Posts

Leave a Reply