vi+84 83 878 1919
·
info@vlic.vn
Thứ 2 - Thứ 7 08:00-17:30
·
vi+84 83 878 1919
·
info@vlic.vn
Thứ 2 - Thứ 7 08:00-17:30
·
Quality
Highest Priority
Service
Diversity of Services
Customer
Always Be The Centric
Nhận Ngay Tư Vấn

Thủ tục sửa đổi thông tin Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu mới nhất cần biết

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, khi có bất kỳ sự thay đổi thông tin nào khác so với Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đã được cấp thì chủ sở hữu phải làm thủ tục sửa đổi để tránh phát sinh tranh chấp và các hành vi xâm hại khác đối với văn bằng bảo hộ này. Vậy điều kiện, thủ tục thực hiện như thế nào hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm nhé.

Ảnh minh hoạ

1. Căn cứ pháp lý liên quan về sửa đổi thông tin Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

– Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2022;

– Thông tư 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn thi hành Nghị định 103/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;

– Thông tư 16/2016/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn thi hành Nghị định 103/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp được sửa đổi theo Thông tư 13/2010/TT-BKHCNThông tư 18/2011/TT-BKHCN và Thông tư 05/2013/TT-BKHCN;

– Thông tư 263/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp.

2. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là gì?

Căn cứ tại Khoản 25 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2022 có quy định “Văn bằng bảo hộ là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân nhằm xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý; quyền đối với giống cây trồng”.

Căn cứ Khoản 3 Điều 92 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2022:“Văn bằng bảo hộ gồm Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý”.

Như vây, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là một hình thức của Văn bằng bảo hộ được cấp đối với nhãn hiệu đáp ứng các điều kiện được bảo hộ nhằm xác lập quyền sở hữu của chủ sở hữu cho nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ của mình.

3. Trường hợp nào thực hiện thủ tục sửa đổi thông tin Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Theo Điều 20 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN được sửa đổi, bổ sung bởi Điểm a khoản 19 Điều 1 Thông tư 16/2016/TT-BKHCN có quy định về các trường hợp sửa đổi thông tin trên văn bằng bảo hộ như sau:

Thứ nhất, yêu cầu sửa đổi, thay đổi chủ văn bằng bảo hộ bao gồm:

– Thay đổi về tên, địa chỉ của chủ văn bằng bảo hộ;

– Thay đổi về người đại diện của chủ văn bằng bảo hộ;

– Thay đổi chủ văn bằng bảo hộ (chuyển dịch quyền sở hữu do thừa kế, kế thừa, sáp nhập, chia, tách, hợp nhất, liên doanh, liên kết, thành lập pháp nhân mới của cùng chủ sở hữu, chuyển đổi hình thức kinh doanh hoặc theo quyết định của Tòa án hoặc của cơ quan có thẩm quyền khác);

– Sửa đổi bản mô tả tính chất, chất lượng, danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý;

– Sửa đổi quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.

Thứ hai, yêu cầu thu hẹp phạm vi bảo hộ bao gồm:

– Sửa đổi một số chi tiết nhỏ nhưng không làm thay đổi đáng kể mẫu nhãn hiệu ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu;

– Giảm bớt một hoặc một số hàng hóa, dịch vụ hoặc nhóm hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu mà không thay đổi mẫu nhãn hiệu.

4. Trình tự, thủ tục sửa đổi thông tin Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Trình tự, thủ tục sửa đổi thông tin Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu được thực hiện theo điểm d Khoản 20.1 Điều 20 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN được sửa đổi, bổ sung bởi Điểm a khoản 19 Điều 1 Thông tư 16/2016/TT-BKHCN.

Xem thủ tục: Thủ tục sửa đổi văn bằng bảo hộ

5. Một số vấn đề cần lưu ý về sửa đổi thông tin Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Hiện nay, phí, lệ phí đối với việc sửa đổi thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu được quy định tại Biểu mức thu phí, lệ phí sở hữu công nghiệp ban hành kèm theo Thông tư 263/2016/TT-BTC, cụ thể:

– Phí thẩm định yêu cầu sửa đổi: 160.000 đồng;

– Phí thẩm định yêu cầu thu hẹp phạm vi bảo hộ: 550.000 đồng;

– Phí công bố Quyết định sửa đổi: 120.000 đồng;

– Phí đăng bạ Quyết định sửa đổi: 120.000 đồng.

Căn cứ Khoản 20.1 và Khoản 20.2 Điều 20 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a và b Khoản 19 Điều 1 Thông tư 16/2016/TT-BKHCN có thể thấy:

– Trường hợp thay đổi thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, người có yêu cầu phải nộp phí thẩm định yêu cầu sửa đổi, phí đăng bạ và phí công bố quyết định ghi nhận sửa đổi.

– Trường hợp yêu cầu thu hẹp phạm vi bảo hộ, phải nộp phí thẩm định yêu cầu thu hẹp phạm vi bảo hộ, phí đăng bạ và phí công bố quyết định sửa đổi.

– Trường hợp thay đổi tổ chức đại diện đối với nhãn hiệu đã đăng ký khi làm thủ tục phải nộp giấy ủy quyền hợp pháp của chủ văn bằng bảo hộ nhãn hiệu và phí ghi nhận thay đổi thông tin đại diện theo quy định.

Ngoài ra, trong trường hợp thiếu sót do lỗi của cơ quan nhà nước thì chủ sở hữu không phải nộp khoản phí thẩm định yêu cầu sửa đổi Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

Có thể bạn quan tâm:

– Thực thi quy định mới về nhãn hiệu theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2022

– Xây dựng chế định về bảo hộ nhãn hiệu mùi hương trong Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam

– Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

– Nhãn hiệu nổi tiếng là gì và đặc điểm của nhãn hiệu nổi tiếng

Nguồn: https://bachkhoaluat.vn/cam-nang/18826/thu-tuc-sua-doi-thong-tin-giay-chung-nhan-dang-ky-nhan-hieu-moi-nhat-can-biet

Related Posts

Leave a Reply